Sân vận động Barca – sân vận động quy mô lớn nhất hiện nay

Sân vận động Barca là một trong các sân vận động lớn nhất hiện nay, cùng với sức chứa khổng lồ, không có gì xa lạ khi nơi đây là địa điểm thường xuyên diễn ra các trận đấu bóng đá hấp dẫn nhất. Trước khi trở thành địa điểm thi đấu đắt giá như hiện tại, sân vận động Barca đã trải qua không ít khó khăn và thử thách. Hãy cùng với SUNCITY tìm hiểu quá trình hình thành của sân vận động ấy nhé.

Vì sao có tên gọi là sân vận động Barca?

Bước đầu tìm hiểu về sân vận động Barca, chúng ta cùng nhau bàn về các tên gọi của sân vận động ấy. Đối với các fan bóng đá trên thế giới thì cái tên sân vận động Barca chưa thật sự quen thuộc bởi vì nó có 1 tên phổ biến hơn chính là sân vận động Camp Nou hoặc được gọi với tên tiếng Anh là Nou Camp. Đây chính là sân nhà của đội tuyển La Liga FC Barcelona, thế nên nó có tên là sân vận động Barca.

Sân Nou Camp được hoàn thành vào năm 1957 và có sức chứa hiện tại gần 100,000 cổ động viên. Đây chính là sân vận động lớn nhất châu Âu và Vương quốc Tây Ban Nha và cũng là sân vận động lớn thứ 2 trên thế giới. Sau này, nó còn được biết đến 1 cái tên khác là Spotify Camp Nou. Với số tiền tài trợ hơn 300 triệu đô la, dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify đã sở hữu quyền đặt tên cho sân vận động này. 

Vì sao có tên gọi là sân vận động Barca?
Vì sao có tên gọi là sân vận động Barca?

Những điều có thể bạn chưa biết về sân Barca

Bên cạnh tên gọi thì có những điều không kém thú vị xoay quanh sân vận động này. Để nắm bắt nhiều thông tin mới lạ về sân vận động Barca, hãy cùng đọc đoạn thông tin phía dưới để có thể hiểu rõ hơn về sân vận động được mệnh danh là lớn nhất trời Âu nhé.

Lịch sử hình thành của sân vận động Barca

Trước đây, đội tuyển Barcelona từng có một sân vận động có tên là Camp de Les Corts. Nhưng vì không thể mở rộng diện tích của sân, người ta bắt đầu khởi công xây dựng sân Nou Camp vào tháng 3/1954. Vốn dĩ sân vận động này có tên là Estadi del FC Barcelona, thế nhưng cái tên Nou Camp lại có vẻ ngắn gọn và dễ nhớ hơn, vì thế mà nhiều người chuộng gọi cái tên Nou Camp.

Xem Thêm  Messi có bao nhiêu cúp C1 và được nhận vào các mùa giải nào?

Tháng 11/1950, chủ tịch câu lạc bộ đã nhận được sự đồng ý từ số đông thành viên trong việc mua đất để xây dựng một sân vận động mới hơn và tân tiến hơn. Và người ta suy đoán rằng, việc ký kết hợp đồng với cầu thủ László Kubala, một trong các cầu thủ nổi tiếng nhất thời điểm bấy giờ, chính là động lực khiến họ muốn mở rộng quy mô và diện tích của sân vận động này.

Lịch sử hình thành của sân vận động Barca
Lịch sử hình thành của sân vận động Barca

Các sự kiện đặc biệt từng được tổ chức tại nơi đây

World Cup 1982: có thể nói, đây là trận đấu lớn đầu tiên được tổ chức tại đây sau khi hoàn thành xây dựng. Sau khi nâng sức chứa và nâng cấp các khu vực khác như phòng chờ VIP, khu vực báo chí,… các cổ động viên đã được thưởng thức các trận đấu của giải Bóng đá Vô địch Thế giới với trận mở màn của đội tuyển Argentina và Bỉ.

1988: “ông hoàng nhạc pop” Michael Jackson cũng đã từng chọn nơi đây để tổ chức buổi biểu diễn của mình. Rất may mắn, buổi biểu diễn ấy đã thành công tốt đẹp với sự góp mặt của hơn 90,000 người đam mê âm nhạc nói chung và những người yêu mến Michael Jackson nói riêng.

Sự ghé thăm của Đức Giáo hoàng John Paul 2: không chỉ riêng các sự kiện về thể thao hay âm nhạc, sân vận động Barca cũng là nơi lý tưởng để tổ chức các sự kiện về tôn giáo và văn hóa. Điển hình trong số đó chính là sự kiện tôn giáo năm 1982 khi Đức Giáo hoàng John Paul 2 đã có chuyến ghé thăm nơi đây trong sự chào đón hân hoan của hơn 120 ngàn giáo dân.

Chung kết UEFA Champions League: không chỉ riêng World Cup mà cả ban tổ chức của UEFA Champions League cũng chọn sân vận động Barca làm nơi thi đấu. Trong năm 1992, trong dịp Thế vận hội mùa hè, trận đấu chung kết của giải này đã được diễn ra tại đây và đây cũng là lần thứ 2 mà người hâm mộ được xem trận đấu này tại sân vận động Nou Camp.

Các sự kiện đặc biệt từng được tổ chức tại nơi đây
Các sự kiện đặc biệt từng được tổ chức tại nơi đây

Giá vé vào cổng có mắc không?

Với độ “nóng” của sân vận động Barca, nhiều người sẽ thắc mắc rằng giá vé ở đây sẽ dao động khoảng bao nhiêu? Theo thông tin chúng tôi cập nhật được, giá vé của người trưởng thành khoảng 23 euro, còn người già và trẻ em khoảng 17-19 euro. Nếu quy đổi ra tiền Việt Nam thì vé vào sân sẽ có giá tầm 450,000-550,000 VNĐ. Xét về bình quân thu nhập của nước ta thì con số ấy không hề rẻ.

Xem Thêm  Hooligan là gì? Một thuật ngữ bóng đá vô cùng quen thuộc

Hiện nay, người hâm mộ không cần thiết phải xếp hàng chờ để mua vé trực tiếp. Thay vào đó, họ có thể đăng ký mua vé trực tuyến để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính an toàn.

Giá vé vào cổng có mắc không?
Giá vé vào cổng có mắc không?

Kết luận

Sân vận động Barca từ lâu đã có chỗ đứng trong lòng các tín đồ bóng đá trên thế giới. Trong tương lai, chắc chắn sân vận động này sẽ còn được mở rộng quy mô và thu hút nhiều người đến xem. Hy vọng các anh em đam mê bóng đá sẽ có dịp thưởng thức các trận đấu kịch tính được diễn ra trên sân thi đấu này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]